Cập nhật 2024: Bộ chỉ số EBI dạng bảng từ 2012

Bởi thuyetnn
Đánh giá (0)
0 0 425
$29
HF131P1GA8
RAR
Chia sẻ: 
Chỉ số EBI được sử dụng để phản ảnh chân thực và chính xác tình hình thương mại điện tử tại 63 Tỉnh/TP trên cả nước. Do vậy, chỉ số EBI có thể được xem xét sử dụng thay thế chỉ số ICT trong trường hợp dữ liệu này bị gián đoạn hoặc kiểm chứng xác nhận (robustness check) vai trò của việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản trị hành chính của địa phương.
 
Bộ chỉ số EBI dạng bảng được tổng hợp từ năm 2012 và được cập nhật mới nhất đến 2024, bao gồm dữ liệu về chỉ số EBI tổng hợp cùng ba chỉ số thành phần (NNL&HT, B2C và B2B; giai đoạn trước 2021 còn có thêm chỉ số G2B). Tính cập nhật và rõ ràng là hai điểm nổi bật của chỉ số EBI so với chỉ số ICT. Tuy nhiên, chỉ số EBI có hạn chế lớn là không khảo sát liên tục đầy đủ cho 63 Tỉnh/Tp (dạng dữ liệu bảng không cân bằng, unbalanced panel). Ngoài ra năm 2016 VECOM không tiến hành khảo sát chỉ số EBI này.

Đi kèm trong bộ chỉ số EBI dạng bảng là hai file:

  • Stata (EBI-2012-2024.dta) và
  • Excel (EBI-2012-2024.xlsx).

Năm 2012 là năm đầu tiên Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) tiến hành hoạt động xây dựng Chỉ số Thương mại điện tử, EBI (Vietnam E-business Index) với mong muốn hỗ trợ các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhanh chóng đánh giá được tình hình ứng dụng thương mại điện tử trên phạm vi 63 Tỉnh/TP của cả nước.
 
Chỉ số EBI được xây dựng dựa theo phương pháp đánh giá sự sẵn sàng ứng dụng thương mại điện tử của Trung tâm Phát triển Quốc tế thuộc Đại học Havard trên cơ sở điều tra hơn ba nghìn doanh nghiệp khắp cả nước.
 
Chỉ số EBI ban đầu được tính toán từ bốn nhóm tiêu chí lớn là nguồn nhân lực và hạ tầng công nghệ thông tin (NNL&HT), giao dịch thương mại điện tử doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C), giao dịch thương mại điện tử doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) và cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan nhà nước tới doanh nghiệp (G2B). Tuy nhiên, từ năm 2021, xếp hạng Chỉ số thương mại điện tử sẽ được tổng hợp từ ba trụ cột là NNL&HT, B2C và B2B.
 
Mỗi nhóm tiêu chí được đánh giá theo thang điểm 100 với hai chữ số thập phân và được gán một trọng số. Tổng điểm theo trọng số của cả bốn nhóm là cơ sở để đánh giá, phân loại mức độ ứng dụng thương mại điện tử của mỗi địa phương. Trong từng nhóm, mỗi tiêu chí cũng được cho điểm theo thang điểm 100 và gán cho các trọng số để thể hiện tầm quan trọng của tiêu chí trong nhóm tương ứng. Các trọng số cho từng nhóm cũng như các tiêu chí trong mỗi nhóm giữ ổn định trong vài năm để thuận lợi cho việc so sánh. Về dài hạn, căn cứ theo thực tiễn phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam có thể điều chỉnh các trọng số này.
 
Từ năm 2020 Chính phủ điện tử đã phát triển mạnh mẽ tại các địa phương. Mặt khác, nhiều dịch vụ công trực tuyến liên quan tới thương mại điện tử do các bộ ngành cung cấp. Khoảng cách về chính phủ điện tử giữa các địa phương ngày càng thu hẹp. Do đó, VECOM sẽ ngừng sử dụng trụ cột về Giao dịch giữa chính phủ với doanh nghiệp (G2B) khi tính Chỉ số thương mại điện tử EBI. 
 

Chưa có đánh giá nào!

Chưa có bình luận nào về sản phẩm này!

Chúng tôi sử dụng cookies để nâng cao trải nghiệm của bạn khi sử dụng trang web này.